Thiết kế tủ điện công nghiệp
Nên chọn tủ điện công nghiệp kích thước bao nhiêu?
Hiện nay, nhu cầu lắp đặt, kết nối tủ điện công nghiệp rất nhiều . Nếu bạn tra tìm trên Google thì chúng ta có thể nhận được gần 2 triệu lượt tìm kiêm. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của tủ điện công nghiệp trong rất nhiều lĩnh vực. Làm thế nào chúng ta có thể hiểu , kết nối,lắp đặt tủ điện công nghiệp một cách chính xác?
Tùy từng loại tủ điện, chức năng, công suất mà tủ được thiết kế kích thước khác nhau. Dựa trên công suất của hệ thống, số thiết bị, nhu cầu mong muốn, cũng như diện tích không gian mà lựa chọn kích thước tủ phù hợp.
Kiểm tra bản vẽ thiết kế – chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu
Đây là công đoạn rất quan trọng trong việc chọn, kết nối, lắp đặt tủ điện công nghiệp. Nếu chúng ta chọn sai thiết bị so với bản vẽ thiết kế, việc kết nối sẽ không hợp lệ.
Khách hàng sẽ không chấp nhận nghiệm thu sản phẩm, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không thể lấy lại tiền. Do đó, trước khi lắp đặt và kết nối tủ điện chúng ta cần nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế. Kiểm tra tất cả thiết bị chọn lựa đã phù hợp với mục đích chưa.
Nếu lắp đặt một tủ phân phối chúng ta cần xác định số lượng tải, số lượng chi nhánh để phân phối. Để từ đó mới tính các giá trị của thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ và dây điện. Chúng ta cần cân bằng hợp lý giữa các vấn đề chất lượng và chi phí.
Đối với các dự án lắp đặt tủ điện công nghiệp cho các khu vực cao cấp. Tòa nhà cần sự ổn định và chính xác cao. Chúng ta nên sử dụng thiết bị của các thương hiệu lớn trên thế giới như :Siemens, ABB, Mitsubishi … chất lượng và thương hiệu đã được khẳng định tại Việt Nam.
Đối với các dự án có mức đầu tư trung bình, hoặc thấp chúng ta có thể chọn sử dụng thiết bị: LS Hàn Quốc hoặc Trung Quốc. Với chất lượng giá cả rất cạnh tranh chắc chắn sẽ đáp ứng tiêu chí “Ngon – Bổ- Rẻ”
Lắp đặt tủ điện công nghiệp
Khi lắp đặt thiết bị trên vỏ tủ điện công nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các thiết bị báo pha, đồng hồ đo hiển thị, đồng hồ chỉ báo, công tắc được đặt ở vị trí bên trên. Việc đặt như vậy sẽ giúp người vận hành dễ dàng quan sát các chỉ số đo trên từng thiết bị.
- Nút khẩn cấp: nút này cần được bố trí trại vị trí hợp lý và dễ thao tác nhất có thể. Nút này dùng để tắt toàn bộ hệ thống khi có trường hợp khẩn cấp. Bạn có thể ngăn chặn thiệt hại gây ra cho hệ thống hoặc những người xung quanh. Trừ trường hợp khẩn cấp thì nút này không bao giờ được sử dụng ngoài ý muốn. Các nút dừng khẩn cấp luôn được lắp ở gần nơi mọi người làm việc để có thể thao tác nhanh, nhưng chúng cũng có nắp che bên ngoài để ngăn chặn mọi sử dụng không mong muốn. Tại sao? Bởi vì nếu ai đó nhấn nhầm nút này thì toàn bộ hệ thống sẽ bị tắt hoàn toàn. Nút khẩn cấp được thiết kế để hoạt động như một công tắc thường đóng. Điều đó có nghĩa là công tắc này được đóng trong hoạt động bình thường và khi được nhấn, công tắc sẽ mở.
- Các loại đèn báo, chuông báo cũng cần lắp đặt phù hợp với từng chức năng của thiết bị.
- Bố trí điều khiển điện, chẳng hạn như thiết bị thường sử dụng, cách các thiết bị có dây, cách giữ bảng điều khiển và tủ trong phạm vi nhiệt độ bình thường cũng cần phải tuân thủ.